Mâm quả ăn hỏi miền Nam là một phần không thể thiếu trong lễ ăn hỏi, một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Khác với miền Bắc, mâm quả ăn hỏi ở miền Nam thường được sắp xếp theo số chẵn 4, 6, 8 và có sự khác biệt trong lựa chọn các lễ vật.
Mâm quả ăn hỏi miền Nam gồm bao nhiêu lễ? |
Dưới đây là bài viết chi tiết của Kim Hỷ Wedding về mâm quả ăn hỏi miền Nam, bao gồm ý nghĩa của số lượng mâm, các loại lễ vật phổ biến, cùng với mức giá tham khảo và những câu hỏi thường gặp để giúp bạn và gia đình chuẩn bị tốt nhất cho nghi thức này.
1. Ý nghĩa số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi miền Nam
Theo phong tục miền Nam, mâm quả trong lễ ăn hỏi thường là số chẵn, khác với người miền Bắc là số lẻ, vì người miền Nam quan niệm số chẵn tượng trưng cho sự trọn vẹn, đầy đủ. Số lượng mâm phổ biến trong lễ ăn hỏi miền Nam thường là 4, 6 hoặc 8 mâm, và mỗi số lượng lại mang những ý nghĩa riêng.
1.1. Mâm quả 4 lễ
Mâm quả 4 lễ là lựa chọn tiết kiệm, phù hợp với những gia đình mong muốn tổ chức lễ ăn hỏi giản dị nhưng vẫn đầy đủ nghi thức. Số 4 trong văn hóa miền Nam đại diện cho tứ bình - tượng trưng cho sự đủ đầy, bình yên, hạnh phúc cho cặp đôi.
Mâm quả ăn hỏi 4 lễ phổ biến tại miền Nam |
Các lễ vật trong mâm quả 4 lễ:
- Trầu cau: 60 trái cau to tròn, 120 lá trầu xanh tươi kết hình tháp.
- Trái cây: 9kg gồm táo đỏ, xoài, nho, thanh long, mãng cầu. Số lượng mỗi loại phải là số chẵn.
- Rượu, trà và đèn: 1 cặp trà sen đỏ, 1 cặp rượu Vang, 1 cặp đèn long phụng số 3.
- Bánh phu thê: 105 cái kết hình ngôi sao 5 cánh.
Giá mâm quả ăn hỏi 4 lễ thường dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng lễ vật và yêu cầu trang trí của gia đình.
Combo 4 mâm quả lễ ăn hỏi cao cấp phổ biến tại miền Nam |
1.2. Mâm quả 6 lễ
Mâm quả 6 lễ là lựa chọn phổ biến và được nhiều gia đình ưa chuộng. Số 6 tượng trưng cho tài lộc và may mắn, thể hiện lời chúc phúc của nhà trai dành cho đôi uyên ương về cuộc sống giàu sang, hạnh phúc và viên mãn
Các lễ vật trong mâm quả 6 lễ thường đa dạng, phổ biến nhất có 2 loại:
- Trầu cau: 60 trái cau to tròn, 120 lá trầu xanh tươi.
- Trái cây: 9kg gồm táo đỏ, xoài, nho, thanh long, mãng cầu. Số lượng mỗi loại phải là số chẵn.
- Rượu, trà và đèn: 1 cặp trà sen đỏ, 1 cặp rượu Vang, 1 cặp đèn long phụng số 3.
- Bánh phu thê: 105 cái kết hình ngôi sao 5 cánh.
- Bánh cốm: 50 hộp thương hiệu Bảo Minh, có thể thay bằng bánh pía.
- Xôi gấc: Mâm xôi 6 tim xôi và gà luộc.
Mâm quả 6 lễ ăn hỏi cơ bản xuất hiện nhiều trong các đám hỏi miền Nam |
Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc mâm quả 6 lễ cao cấp hơn:
- Trầu cau: 105 trái cau to tròn, 210 lá trầu xanh tươi được kết thành hình Phụng.
- Trái cây: táo đỏ, xoài, bưởi, cam và số lượng mỗi loại phải là số chẵn kết thành hình Rồng.
- Rượu, trà và đèn: 1 cặp trà Olong, 1 cặp rượu Chivas, 1 cặp đèn long phụng số 5, hộp bánh Danisa kết hình tháp.
- Bánh phu thê: 170 cái kết hình tháp cao có chữ Song Hỷ.
- Bánh cốm: 70 hộp thương hiệu Bảo Minh, có thể thay bằng bánh kem.
- Xôi gấc: Mâm xôi 6 tim xôi và gà luộc.
Mẫu mâm quả ăn hỏi 6 lễ cao cấp với cặp rồng phụng |
Chi phí cho mâm quả 6 lễ thường từ 5 triệu đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước. chất lượng và cách bày trí các lễ vật .
1.3. Mâm quả 8 lễ
Mâm quả 8 lễ là mâm quả đầy đủ nhất, thường dành cho những gia đình có điều kiện tài chính tốt và mong muốn tổ chức lễ ăn hỏi trang trọng. Số 8 trong văn hóa miền Nam biểu trưng cho sự phát đạt và thịnh vượng lâu dài.
Các lễ vật trong mâm quả 8 lễ có rất nhiều loại, bạn có thể tham khảo 2 mẫu sau:
- Trầu cau: 60 trái cau to tròn, 120 lá trầu xanh tươi.
- Trái cây: 9kg gồm táo đỏ, xoài, nho, thanh long, mãng cầu.
- Rượu, trà và đèn: 1 cặp trà sen đỏ, 1 cặp rượu Vang, 1 cặp đèn long phụng số 3.
- Bánh su sê: 105 cái gói lá dứa kết hình ngôi sao 5 cánh.
- Bánh cốm: 50 hộp thương hiệu Bảo Minh, có thể thay bằng bánh pía.
- Xôi gấc: Mâm xôi 6 tim xôi gấc tương đương 6kg và gà luộc.
- Bánh kem: kích thước 3 tất.
- Heo sữa quay: nguyên con 3,5 - 4kg.
Mâm quả ăn hỏi 8 lễ cơ bản đám hỏi miền Nam |
Còn đây là mẫu mâm quả ăn hỏi 8 lễ cao cấp hơn:
- Trầu cau: 105 trái cau, 210 lá trầu được kết thành hình Phụng.
- Trái cây: táo đỏ, xoài, bưởi, cam kết thành hình Rồng.
- Rượu, trà và đèn: 1 cặp trà Olong, 1 cặp rượu Chivas, 1 cặp đèn long phụng số 5 kết tháp.
- Bánh su sê: 170 cái kết hình tháp cao có chữ Song Hỷ.
- Bánh cốm: 70 hộp thương hiệu Bảo Minh, có thể thay bằng bánh kem.
- Xôi gấc: Mâm xôi 6 tim xôi gấc tương đương 6kg và gà luộc.
- Bánh kem: bánh kem 2 tầng kết hoa tươi cao cấp.
- Heo sữa quay: nguyên con 4,5 - 5kg.
Dàn mâm quả 8 lễ cho đám hỏi miền Nam cao cấp nhất với kết tháp hoa long phụng |
Chi phí mâm quả 8 lễ có thể dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng tùy vào chất lượng của heo quay, trái cây và bánh kẹo cao cấp.
2. Ý nghĩa các loại lễ vật trong mâm quả ăn hỏi miền Nam
Mỗi mâm quả ăn hỏi đều được chuẩn bị chu đáo với những lễ vật đặc trưng và ý nghĩa riêng. Sau đây là các lễ vật phổ biến trong mâm quả ăn hỏi miền Nam:
2.1. Mâm trầu cau
Mâm trầu cau gồm các cặp cau tươi cùng lá trầu, số lượng cau thường là 60 (60 năm cuộc đời) và 105 (trăm năm hạnh phúc), lá trầu sẽ gấp đôi số cau, ví dụ 60 trái cau thì 120 lá trầu. Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi, mang ý nghĩa của tình cảm bền chặt, gắn bó thủy chung của đôi vợ chồng.
Trầu cau xuất hiện xuyên suốt trong mọi nghi lễ đám cưới chứ không riêng gì đám hỏi |
2.2. Mâm trà, rượu và đèn cầy
Mâm trà và rượu thường bao gồm một cặp rượu vang chile, vang pháp hoặc vang Đà Lạt. Trà olong được đựng trong hộp gỗ bọc giấy kính màu đỏ. Đèn cầy long phụng được bổ sung trong mâm quả giúp tăng thêm phần trang trọng, nồng ấm.
2.3. Mâm bánh phu thê
Bánh phu thê (su sê, xu xue) là loại bánh truyền thống trong cưới hỏi được làm từ bột nếp, đậu xanh và dừa, gói trong lá dừa hoặc lá chuối, thường có màu vàng nhạt và trong suốt. "Phu thê" tức là vợ chồng, mâm bánh tượng trưng cho sự hạnh phúc và hòa thuận của đôi uyên ương.
Mâm quả bánh su sê được kết tháp hoặc kết hình ngôi sao |
2.4. Mâm trái cây
Trái cây trong mâm quả thường là các loại quả có màu sắc đẹp mắt và ý nghĩa tốt lành như nho, cam, táo, lê, xoài, bưởi, mãng cầu. Mâm lễ trái cây đại diện cho sự dồi dào, phúc lộc và may mắn. Sự đa dạng và tươi ngon của các loại quả thể hiện mong muốn về cuộc sống sung túc, đầy đủ và viên mãn cho cô dâu chú rể.
Cặp mâm quả kết hình trái cây rồng phụng đẹp mắt |
2.5. Mâm heo quay
Mâm heo quay thường bao gồm một con heo sữa quay nguyên con, được trang trí bắt mắt. Heo quay là biểu tượng của sự thịnh vượng, sung túc và tài lộc. Đây là lễ vật đặc trưng trong các mâm quả ăn hỏi miền Nam và thể hiện lời chúc cho đôi uyên ương có cuộc sống hạnh phúc, giàu sang và đủ đầy.
2.6. Mâm xôi gấc
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp và gấc, có màu đỏ đẹp mắt, thường được nén trong khuôn hình trái tim hoặc hình tròn. Mâm xôi gấc có 5-6 tim tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Ngoài ra, nhiều nơi còn đặt gà luộc lên mâm xôi để tăng thêm phần trịnh trọng.
2.7. Bánh cốm, bánh kem
Bánh cốm tuy có nguồn gốc từ miền Bắc những cũng thường được trong các mâm quả ăn hỏi miền Nam. Ngoài ra, hiện nay nhiều đám cưới người ta còn thay thế bánh cốm bằng bánh kem 1-2 tầng có ghi chữ giúp lên hình đẹp hơn.
Mâm quả bánh cốm là không thể thiếu trong lễ ăn hỏi tại miền Nam |
3. Cách chuẩn bị mâm quả ăn hỏi miền Nam
3.1. Lên danh sách lễ vật và số lượng mâm quả
Trước tiên, gia đình nhà trai cần lên danh sách cụ thể các lễ vật cần chuẩn bị trong từng mâm quả theo yêu cầu của nhà gái. Đối với người miền Nam, số lượng mâm quả thường là số chẵn như 4, 6, hoặc 8. Các lễ vật cần được thống nhất trước để đảm bảo không có thiếu sót trong ngày trọng đại.
3.2. Đặt dịch vụ chuẩn bị mâm quả
Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn dịch vụ chuẩn bị mâm quả để đảm bảo lễ vật được sắp xếp đẹp mắt và đồng đều. Dịch vụ này sẽ chuẩn bị các lễ vật cơ bản, sắp xếp và trang trí mâm quả theo yêu cầu của gia đình. Khi chọn dịch vụ, gia đình nên tìm nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng lễ vật và cách sắp xếp chu đáo.
Nên tìm chọn dịch vụ đặt mâm quả lễ ăn hỏi uy tín để đảm bảo chất lượng và số lượng |
3.3. Kiểm tra lễ vật trước ngày diễn ra lễ ăn hỏi
Trước ngày lễ ăn hỏi, nhà trai cần kiểm tra lại từng mâm quả, đảm bảo lễ vật đầy đủ, không bị hư hỏng hay mất mát. Mỗi mâm quả phải được trang trí cẩn thận, gọn gàng và đẹp mắt. Đội ngũ bê tráp cũng cần được chuẩn bị đầy đủ về trang phục và số lượng.
3.4. Bày trí mâm quả đúng cách
Các mâm quả ăn hỏi miền Nam thường được trang trí bằng ruy băng đỏ hoặc vàng, có thêm hoa tươi hoặc giấy lụa để tạo điểm nhấn. Lễ vật bên trong cần được sắp xếp ngăn nắp, trang trọng và có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, các mâm quả cần được phủ vải đỏ hoặc khăn ren, thể hiện sự kín đáo và tôn trọng khi trao tặng.
Bày trí mâm quả đẹp mắt thể hiện sự chu đáo của nhà trai |
3.5. Phối hợp đội bê tráp và đội nhận tráp
Nhà trai và nhà gái cần thống nhất số lượng đội bê tráp và nhận tráp. Thông thường, đội bê tráp nhà trai sẽ mang mâm quả đến nhà gái và trao cho đội nhận tráp bên nhà gái. Cả hai đội cần phối hợp nhịp nhàng, ăn mặc đồng bộ, lịch sự và có thái độ nghiêm túc trong quá trình thực hiện lễ.
4. Những điều kiêng kỵ khi chuẩn bị mâm quả ăn hỏi miền Nam
Trong quá trình chuẩn bị mâm quả, người miền Nam thường rất coi trọng các điều kiêng kỵ để tránh gặp điều không may trong cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương.
4.1. Tránh thiếu lễ vật trong mâm quả
Trong mỗi mâm quả, lễ vật cần đầy đủ và chuẩn bị kỹ lưỡng. Thiếu sót lễ vật trong mâm quả có thể bị xem là thiếu tôn trọng và không chu đáo. Để tránh điều này, nhà trai nên kiểm tra kỹ từng lễ vật và chuẩn bị chu đáo trước khi trao tặng.
Tránh thiếu lễ vật vì mâm quả là dùng để dâng lên tổ tiên nhà gái |
4.2. Không dùng lễ vật đã hư hỏng, dập nát
Các lễ vật trong mâm quả như trầu cau, trái cây, heo quay, bánh phu thê cần đảm bảo tươi mới, đẹp mắt. Những lễ vật bị hư hỏng, dập nát, hoặc có dấu hiệu xuống cấp cần được thay thế ngay. Đặc biệt, trái cây bị hư hoặc bánh bị vỡ có thể mang ý nghĩa không may mắn trong văn hóa truyền thống.
4.3. Kiêng người đang có tang tham gia
Theo quan niệm truyền thống, người trong gia đình có tang không nên tham gia vào lễ ăn hỏi để tránh ảnh hưởng đến không khí vui tươi của buổi lễ. Cả nhà trai và nhà gái nên lưu ý điều này khi sắp xếp người tham gia lễ ăn hỏi, đặc biệt là trong đội ngũ bê tráp và nhận tráp.
4.4. Không chuẩn bị mâm quả số lẻ
Khác với miền Bắc, người miền Nam kiêng kỵ số lẻ trong mâm quả ăn hỏi, vì số lẻ được coi là không trọn vẹn, thiếu đủ đầy. Số lượng mâm quả cần là số chẵn như 4, 6 hoặc 8 mâm để mang lại sự viên mãn, thuận lợi cho cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể.
Mâm quả miền Nam phải là số chẵn |
4.5. Không để rơi hoặc đổ lễ vật khi trao mâm quả
Khi trao mâm quả, đội bê tráp và nhận tráp cần cẩn thận, tránh để rơi hoặc đổ các lễ vật trong mâm. Điều này có thể bị coi là điềm xấu, ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi trẻ. Cả hai bên gia đình nên lưu ý điều này và nhắc nhở đội bê tráp và nhận tráp.
5. Các câu hỏi thường gặp về mâm quả ăn hỏi miền Nam
5.1. Mâm heo quay có phải bắt buộc trong lễ ăn hỏi miền Nam không?
Heo quay là một lễ vật đặc trưng và phổ biến trong mâm quả ăn hỏi miền Nam, nhưng không bắt buộc. Gia đình nhà trai có thể thỏa thuận với nhà gái để chọn lựa những lễ vật phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục của từng gia đình.
5.2. Số lượng mâm quả bao nhiêu là phù hợp?
Số lượng mâm quả ăn hỏi thường là số chẵn như 4, 6, hoặc 8, tùy vào yêu cầu của nhà gái và điều kiện của gia đình nhà trai. Số lượng 6 mâm là phổ biến nhất, vừa đủ các lễ vật cơ bản và mang ý nghĩa may mắn, đủ đầy.
5.3. Đội ngũ bê tráp nên chuẩn bị trang phục như thế nào?
Đội bê tráp của nhà trai và nhà gái nên chọn trang phục đồng bộ, lịch sự và trang trọng. Thường thì đội nam sẽ mặc áo sơ mi hoặc áo dài truyền thống, còn đội nữ mặc áo dài để tạo nên sự hòa hợp và chỉn chu cho buổi lễ.
Đồng bộ trang phục của bên nhà gái và nhà trai |
5.4. Có cần phải xem ngày giờ cho lễ ăn hỏi không?
Theo phong tục miền Nam, việc xem ngày giờ tốt cho lễ ăn hỏi là cần thiết để mang lại may mắn, bình an cho đôi uyên ương. Thông thường, gia đình hai bên sẽ bàn bạc và chọn ngày giờ sao cho phù hợp với tuổi của cô dâu và chú rể.
5.5. Có thể thay đổi hoặc bổ sung lễ vật trong mâm quả không?
Mâm quả có thể linh hoạt thay đổi một số lễ vật tùy vào yêu cầu của gia đình nhà gái và điều kiện tài chính của gia đình nhà trai. Tuy nhiên, các mâm quả cơ bản như trầu cau, trà rượu, bánh phu thê và trái cây thường không thay đổi để đảm bảo ý nghĩa của lễ ăn hỏi.
5.6. Ai nên là người nhận mâm quả trong lễ ăn hỏi?
Trong lễ ăn hỏi, đội bê tráp của nhà gái sẽ nhận các mâm quả từ đội bê tráp của nhà trai. Các mâm quả sau khi trao sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương, thể hiện lòng thành kính và xin phép tổ tiên chứng giám cho cuộc hôn nhân của đôi trẻ.
Người nhận mâm quả ăn hỏi nên là các cô gái chưa chồng |
5.7. Mâm quả miền Nam khác gì với mâm quả miền Bắc?
Mâm quả miền Nam thường có số lượng mâm chẵn, trong khi miền Bắc thường chọn số lẻ (5, 7, 9, 11). Lễ vật trong mâm quả miền Nam có thêm heo quay và xôi gấc, tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng.
5.8. Lễ ăn hỏi miền Nam thường tổ chức vào thời gian nào trong ngày?
Lễ ăn hỏi ở miền Nam thường được tổ chức vào buổi sáng để mang lại sự thuận lợi và may mắn. Việc chọn giờ đẹp cũng phụ thuộc vào tuổi của cô dâu và chú rể.
Lễ ăn hỏi tại miền Nam thường được tổ chức vào buổi sáng |
Mâm quả ăn hỏi miền Nam là phần lễ vật truyền thống không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi. Mỗi mâm quả không chỉ chứa đựng các lễ vật, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc và lời chúc phúc của hai bên gia đình dành cho đôi uyên ương.
Tùy vào điều kiện và phong tục, số lượng mâm và lễ vật trong mâm có thể thay đổi, nhưng đều mang giá trị tinh thần và sự thiêng liêng của lễ cưới hỏi. Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ ăn hỏi của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét